Anh Sasaki Roberto Izumi sẽ tham gia môn bóng đá dành cho người khiếm thị tại Paralympic Tokyo với tư cách là một trong những đại diện của Nhật Bản. Anh là một trong những học sinh đã tốt nghiệp trường chúng tôi vào năm 2008. Vào năm đó, có anh Chen Yumin (Hong Kong) bị khiếm thính và anh Sasaki Roberto Izumi bị khiếm thị đã tốt nghiệp. Để chúc mừng lễ tốt nghiệp của anh Sasaki, anh Ruy Ramos – từng học ở trường chúng tôi và cũng là người Brazil, đã đến chúc mừng.
Anh Sasaki sau này đã nhập quốc tịch Nhật Bản và tham gia Thế vận hội Paralympic với tư cách là đại diện của Nhật Bản.
Đây thực sự là điều rất tuyệt vời. Ngày tổ chức lễ tốt nghiệp vào năm 2008, là ngày mà các giáo viên vừa khóc vừa tâm sự “đây là năm học mà chính chúng tôi là người được dạy”
Toàn thể nhà trường rất muốn ủng hộ cho sự thành công của anh Sasaki.
Chúng tôi đã có được những bài học từ họ.
Chúng tôi đã được dạy về ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc sống của con người.
Và chúng tôi không thể quên những nỗ lực của anh Sasaki mỗi ngày đến trường trên chuyến tàu đông đúc người, và sự chuyên tâm của anh ấy để thực hiện ước mơ của mình.
Sau đây là bài báo của trường vào lúc bấy giờ
Vào ngày 20 tháng 3, lễ tốt nghiệp niên độ 2008 như thường lệ được tổ chức tại Hội trường Arcadia Ichigaya. Tổng số học sinh tốt nghiệp là 254 người.
Năm nay có một chút khác biệt so với lễ tốt nghiệp hàng năm.
Trong đó có 3 học sinh tốt nghiệp đáng ghi nhớ.
Trước khi giới thiệu 3 học sinh, đầu tiên, cho phép được giới thiệu sự hiện diện của ông Tanaka Chủ tịch Bonjinsha, và ông Sato Giám đốc điều hành Cục Nhập cư Nhật Bản là khách mời danh dự của buổi lễ.
Một trong 3 học sinh đáng nhớ là anh Zhang Lin (Trung Quốc), người giao báo suốt 2 năm liền không đi học muộn hay vắng học kể cả những ngày mưa gió. Anh là một tấm gương tốt cho những học sinh đi học muộn với lý do “ngủ quên”.
Học sinh không thể quên tiếp theo là anh Yumin Chen (Hong Kong).
Anh ấy là người khiếm thính.
Anh ấy từ Hong Kong đến Nhật Bản du học với mục đích học lên trường chuyên môn tại Nhật Bản. Có 2 lý do để anh ấy lựa chọn du học tại trường Nhật ngữ Shinjuku.
Lý do thứ 1 là trường chúng tôi có chương trình giáo dục dự bị do Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ chỉ định. Lý do thứ 2 là anh ấy nghe nói phương pháp giảng dạy Ezoe của trường Nhật ngữ Shinjuku rất hiệu quả đối với người khiếm thính. Với những thông tin có được đó anh ấy đã từ Hong Kong sang Nhật Bản du học.
Bắt đầu học tiếng Nhật từ điểm xuất phát, sau khi kết thúc 1 năm học tại trường chúng tôi và quyết định học tiếp lên trường chuyên môn. Trong vòng 1 năm anh ấy luôn đi học đầy đủ không vắng mặt buổi nào.
Một học sinh khác cũng đã đăng ký tham gia khóa học dự bị do Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ chỉ định là anh Sasaki Roberto Izumi (Brazil), anh là người khiếm thị. Anh bị mất thị lực trong một tai nạn giao thông và trong quá trình thực hiện phục hồi chức năng anh đã quyết định trở thành một bác sĩ châm cứu. Ngoại trừ vắng mặt 1 ngày để tham dự lễ kết hôn của bạn thân ra thì trong suốt 1 năm anh đã đi học đầy đủ không vắng buổi nào.
Tại buổi lễ tốt nghiệp, anh Ruy Ramos, cùng là người Brazil, cũng đã vội đến dự lễ chúc mừng. Anh Ramos là học sinh đã tốt nghiệp trường Nhật ngữ Shinjuku và cũng là đàn anh của Roberto. Cùng với những kỷ niệm trước đây, anh Ramos đã đứng trên sân khấu gửi lời chúc đến tất cả học sinh tốt nghiệp.
Học sinh phát báo trong 2 năm liền không đi học trễ, không vắng mặt buổi nào. Học sinh mặc dù không nhìn thấy nhưng cũng đã học tại trường của chúng tôi và sau đó học tiếp lên trường chuyên môn. Học sinh mặc dù bị khiếm thị nhưng vẫn học tiếng Nhật, sau đó thi đậu và tiếp tục học lên tại trường đại học Tsukuba. Cả 3 học sinh đã truyền cho các bạn học sự dũng cảm, cảm động sâu sắc và làm rạng rỡ toàn trường. Lễ tốt nghiệp năm nay diễn ra trong sự xúc động chưa từng có.
Hy vọng tất cả học sinh tốt nghiệp sẽ không quên sự xúc động của ngày hôm nay và mong muốn các bạn sẽ nỗ lực để có thành tựu trong xã hội.
Ngoài ra, trong buổi lễ tốt nghiệp này có một số học sinh mặc trang phục Kimono, Hakama giống như nữ sinh đại học Nhật Bản. Có vẻ như các bạn du học sinh nước ngoài đến Nhật Bản biết rõ cách tận hưởng của sinh viên Nhật Bản, và điều này đã thực sự gây ấn tượng với các giáo viên.
Trong những tấm hình được trình chiếu trong lễ tốt nghiệp, đầu tiên phải kể đến là thầy Yumoto, tiếp theo là các giáo viên khác cùng nhân viên văn phòng của trường, mọi người đã có các tiết mục trình diễn trong buổi lễ.
Ngay sau đây, ngoài những tiết mục trình diễn của toàn thể giáo viên và nhân viên, nhà trường cũng đang tìm kiếm nhiều tiết mục khác trước lễ tốt nghiệp. Năm nay cũng vậy, có rất nhiều tiết mục đăng ký tham gia.
Đã có đơn đăng ký biểu diễn ban nhạc sống của học sinh Hong Kong và biểu diễn khiêu vũ của học sinh Hàn Quốc.
Tuy nhiên, vì đây là lần đầu tiên có sự trình diễn của một ban nhạc sống, nên đã có trao đổi và nhận được sự cho phép của ban tổ chức buổi lễ. Sau đó, như thường lệ, kết thúc buổi lễ với một số món ăn nhẹ từ KFC và hội trường cũng trở nên náo nhiệt. Các vị khách mời, ông Tanaka chủ tịch Bonjinsha, và ông Sato Giám đốc điều hành Cục Nhập cư Nhật Bản, đều ca ngợi sự kiện này là “một buổi lễ tốt nghiệp đầy ấn tượng”.
Cả hai vị đều nhận xét: “Dù đông người nhưng đây là một buổi lễ tốt nghiệp ấm cúng với không khí như một gia đình”.